Monday, December 20, 2010

Tác dụng của rau Câu -Chữa bệnh Bướu cổ, mát dạ,nhuận trường

Rau câu (Graciria) là một loại thạch, tên khác là Quỳnh Chi, có rất nhiều ở vùng biển nước ta. Tùy theo hình dáng và nơi mọc mà gọi tên khác nhau như rau câu chân vịt (giống chân con vịt), rau câu Kỳ Lân, rau câu Đá. Rau câu có nhiều dạng, hình bán trụ, hình dẹp, có khi nhỏ như tơ, nhọn như kim và dài, bám trên đá san hô, chỗ rạn nứt.
Rau câu là thuốc chữa táo bón tốt nhất, tạo môi trường trong ruột hình thành sự cộng sinh để trực trùng phát triển, làm sự co bóp của ruột già nhẹ nhàng êm dịu, đều đặn, để tống chất bã ra ngoài dễ dàng. Rau câu là món ăn rất mát lại vừa bổ, nhất là cho người cao tuổi, khi nhu động ruột kém dần chức năng hoạt động gây táo bón. Những ngày tết, ăn uống nhiều dầu mỡ, dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn rau câu rất có lợi. Cách chế biến rất đơn giản, cho rau câu, đổ vừa nước vào soong nấu sôi cho tan ra, thả vào đó một ít lá me già hay lá non đều được, nấu sôi, gạn bỏ lá me, cho thêm đường vào, tắt lửa, để nguội, ta có một món ăn ngon gọi là xu xoa. Ngoài ra còn dùng làm mứt, kem…
Còn có một loại rau câu khác gọi là mơ (Sargassum), có màu nâu nhạt và có nhiều quả tròn nhỏ bằng hạt tiêu. Rau mơ dùng chữa bệnh bướu cổ, vì có nhiều I-ốt ở dạng hữu cơ, nấu nước uống hoặc hầm vớt thịt.


raucau.wordpress.com

No comments:

Post a Comment