Monday, December 20, 2010

Rong biển các loại chứa nhiều chất đạm, chất bột, canxi, phốt pho, iốt, ma nhê, kẽm, sắt và các vitamine nhóm B, K, A và C

Rong biển và sức khỏe

Thứ Sáu, 25 Tháng sáu 2010, 16:06 GMT+7 

Rong biển các loại chứa nhiều chất đạm, chất bột, canxi, phốt pho, iốt, ma nhê, kẽm, sắt và các vitamine nhóm B, K, A và C. Rong biển có thể xem là món ăn phụ bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể mà không chứa độc tố.
- Rong biển chứa ít lipít có lợi cho động mạch, đặc biệt hàm lượng lipít của rong biển khô không vượt quá 5%. Rong biển lại không chứa chất béo có hại cho cơ thể. Các chất béo không bão hòa của rong biển có chứa thành phần axít ômêga-3 đồng nhất, một trong những thành phần thực vật rất quí giá đối với sức khỏe. Các thành phần của rong biển có khả năng thay thế cho chất béo trong cơ thể khi chế biến các món nước xốt hoặc món tráng miệng.
- Rong biển chứa nhiều prôtêin cho năng lượng cơ thể. Trong rong biển khô chứa từ 7 % - 36 % prôtêin. Thành phần các axít amin thiết yếu của rong biển so với rau củ cũng dồi dào hơn và cấu trúc gần với prôtêin có nguồn gốc từ động vật giống như trứng gà. Do vậy, rong biển rất thích hợp đối với người ăn chay. Cũng giống như các prôtêin có nguồn gốc từ thực vật, ăn rong biển cũng dễ tiêu hóa hơn.
- Rong biển chứa nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng tốt cho sức trương của cơ. Trong rong biển có chứa nhiều hơn từ 5 - 20 lần thành phần canxi so với sữa. Trong một số loại rong biển khô, hàm lượng chất sắt rất cao. Một số loại rong biển khô cũng chứa thành phần ma nhê nhiều hơn gấp 4 lần so với mầm lúa mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều chất kẽm, đồng, cô ban, kali và lưu huỳnh.
- Rong biển chứa nhiều vitamine thiết yếu cho cơ thể. Thành phần bêta carotène của rong biển giúp cơ thể sản sinh ra vitamine A, tăng cường hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch cơ thể, rất tốt cho da và các mô. Chất diệp lục dồi dào và các vitamine nhóm B của rong biển, nhất là vitamine B12 thường tìm thấy trong các loại rau củ. Các vitamine của rong biển không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng còn có khả năng làm mới các tế bào cũng như giúp cơ thể sản sinh hồng cầu. Vitamine C của rong biển giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Nó còn cần thiết cho sự sản sinh collagene, giúp duy trì sự trẻ trung của các tế bào.
Phụ Nữ (theo Femme Actuelle)

Tác dụng của rau Câu -Chữa bệnh Bướu cổ, mát dạ,nhuận trường

Rau câu (Graciria) là một loại thạch, tên khác là Quỳnh Chi, có rất nhiều ở vùng biển nước ta. Tùy theo hình dáng và nơi mọc mà gọi tên khác nhau như rau câu chân vịt (giống chân con vịt), rau câu Kỳ Lân, rau câu Đá. Rau câu có nhiều dạng, hình bán trụ, hình dẹp, có khi nhỏ như tơ, nhọn như kim và dài, bám trên đá san hô, chỗ rạn nứt.
Rau câu là thuốc chữa táo bón tốt nhất, tạo môi trường trong ruột hình thành sự cộng sinh để trực trùng phát triển, làm sự co bóp của ruột già nhẹ nhàng êm dịu, đều đặn, để tống chất bã ra ngoài dễ dàng. Rau câu là món ăn rất mát lại vừa bổ, nhất là cho người cao tuổi, khi nhu động ruột kém dần chức năng hoạt động gây táo bón. Những ngày tết, ăn uống nhiều dầu mỡ, dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn rau câu rất có lợi. Cách chế biến rất đơn giản, cho rau câu, đổ vừa nước vào soong nấu sôi cho tan ra, thả vào đó một ít lá me già hay lá non đều được, nấu sôi, gạn bỏ lá me, cho thêm đường vào, tắt lửa, để nguội, ta có một món ăn ngon gọi là xu xoa. Ngoài ra còn dùng làm mứt, kem…
Còn có một loại rau câu khác gọi là mơ (Sargassum), có màu nâu nhạt và có nhiều quả tròn nhỏ bằng hạt tiêu. Rau mơ dùng chữa bệnh bướu cổ, vì có nhiều I-ốt ở dạng hữu cơ, nấu nước uống hoặc hầm vớt thịt.


raucau.wordpress.com

Thursday, December 16, 2010

Chữa bệnh viêm mũi -xoang

Dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào mũi, xì ra, mỗi ngày 3 lần, thường xuyên rất hữu hiệu;
Ngâm chân bằng nước muối nóng mỗi tối trước khi đi ngủ (30 phút: ban đầu nước nóng 37 độ C, sau đó tăng dần  độ nóng, nước luôn vừa ngập mu bàn chân đến mắt cá)